Chào mừng bạn đến với công ty Thiên Lộc Phúc của chúng tôi !!!
 Email: thandenthienlocphuc@gmail.com
 Hotline: 0912 338 447 -

ÉP CỌC BÊ TÔNG

Các phương pháp ép cọc bê tông chính

Có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính sau:

  • Ép neo: Phương pháp trong quá trình vừa và nhỏ, mặt bằng thi công chật hẹp.
  • Ép tải: Áp dụng trong những công trình vừa và lớn, mặt bằng thi công rộng rãi.
  • Ép cọc bằng máy ép robot: Áp dụng trong những công trình thi công lớn, mặt bằng thi công rộng.

Vì sao nên chọn phương pháp ép cọc bê tông – Ép cọc BTCT ?

  • Khác với những phương pháp thi công khác, ép cọc bê tông không gây ra tiếng ồn, không gây chấn động cho các công trình lân cận.
  • Người ta có thể kiểm tra chất lượng của các cọc ép một cách tốt hơn bằng cách: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và người ta sẽ tiến hành xác định sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.
  • Phương pháp này được thực hiện rất nhanh, gọn, có thể biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc.
  • Giá thành thi công không cao, chỉ khoảng 160.000 – 170.000đ/m cọc. Tuy nhiên, giá thành còn có sự biến động phụ thuộc vào số lượng cọc và độ sâu của cọc.

Quy trình thi công ép cọc bê tông – Ép cọc BTCT công ty Thiên Lộc Phúc

  1. Chuẩn bị
  • Trước khi tiến hành thi công ép cọc, nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật như: báo cáo khảo sát địa chất công trình, bản vẽ thiết kế móng, bản vẽ bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực thi công, bản đồ các công trình ngầm, qui trình thi công, văn bản về các thông số kỹ thuật của việc ép cọc do bên thiết kế cung cấp như: lực ép tối thiểu, lực ép tối đa, độ nghiêng cho phép khi nối cọc, chiều dài thiết kế của cọc, hồ sơ thiết bị sử dụng ép cọc.
  • Các cọc được sử dụng phải có hồ sơ về sản xuất cọc như: phiếu kiểm nghiệm tính chất cơ lý của thép, phiếu kiểm nghiệm cấp phối và tính chất cơ lý của bê tông, biên bản kiểm tra cọc.
  1. Giai đoạn thi công

Quy trình thi công ép cọc bê tông – ép cọc BTCT bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép.
  • Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, tiến hành kiểm tra cọc lại lần nữa.
  • Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép.
  • Khi đã chỉnh và nối xong thì ép cho áp lực 3-4 kg/cm2, tăng dần lực ép để máy thắng lực ma sát và lực kháng mũi cọc.
  • Quy trình ép được tiến hành cho tới khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Đạt chiều sâu xấp xỉ do thiết kế qui định.

+ Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lơn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc.

Các phương pháp xác định tải trọng cọc ép tại Công ty TNHH XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG THIÊN LỘC PHÚC

Để xác định tải trọng thích hợp của cọc ép nhằm đảm bảo chất lượng công trình, chúng tôi thực hiện phương pháp thử tải, sau đó thiết lập biểu đồ quan hệ tải trọng biến dạng nhằm tìm kiếm những thông số nhằm xác định tính ổn định của nền đất, độ rung, lún, sức chịu tải của cột tính đàn hồi.

Trình tự thực hiện thử tải cọc ép:

  • Cọc được nén theo từng cấp, tính tăng của tải trọng thiết kế. Nếu sau 1 giờ quan trắc độ lún của cọc nhỏ hơn 0.20 mm thì tải trọng được tăng lên cấp mới và giảm dần sau mỗi lần đọc trong thời gian trên.
  • Tùy theo yêu cầu thiết kế, cọc có thể gia tải đều 200% tải trọng thiết kế. Thời gian ở cấp 100%, 150% và 200% có thể kéo dài hơn 6giờ đến 12 hay 24 giờ.
  • Để quan trắc độ lún đàn hồi và độ lún dư tương ứng với cấp tải trọng thiết kế, người ta giữ tải 6 giờ tại cấp tải 100% để giảm tải về 0%.
  • Cần phải ghi chép lại cẩn thận những hiện tượng lạ khi thực hiện thử tải và tìm giải pháp kịp thời để giải quyết các sự cố phát sinh.

Nhờ quy trình này mà đơn vị thi công có thể xác định đúng tải trọng của cọc ép theo tiêu chuẩn thiết kế. Khi thực hiện phương án này, người ta sẽ không phải thay đổi các thông số của móng cọc nhiều trong quá trình thiết kế móng. Nhờ đó mà giá thành công trình không bị ảnh hưởng. Không những vậy, nhà thầu sẽ có sẽ có thời gian giải quyết các sự cố tránh hiện tượng phải dừng thi công làm ảnh hưởng tới tiến độ công trình.


Hotline: 0912338447
Zalo